Bản vẽ kích thước bể phốt, bể tự hoại 3 ngăn chuẩn

Bản vẽ kích thước bể phốt, bể tự hoại 3 ngăn chuẩn là tài liệu kỹ thuật chi tiết hướng dẫn xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiệu quả cho hộ gia đình và các công trình nhỏ.

Bản vẽ gồm : bản vẽ, thông số kỹ thuật cung cấp thông tin về kích thước, cấu trúc và các yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn cho môi trường và đạt tiêu chuẩn  : TCVN 10334:2014

1. Giới thiệu về bể phốt và tầm quan trọng

Bể phốt hay bể tự hoại là bể xử lý nước thải trong gia đình, xí nghiệp, nhà máy… Đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Bằng cách phân hủy chất hữu cơ và lọc các chất ô nhiễm trước khi thải ra môi trường. Bể phốt sẽ làm giảm sự ô nhiễm do nước thải sinh hoạt gây ra. Bể tự hoại hoạt động dựa trên nguyên lý phân hủy kỵ khí của vi sinh vật. Quá trình lọc và phân hũy sẽ diễn ra trong các ngăn bể. Gồm ngăn chứa, ngăn lọc và ngăn lắng.

Tầm quan trọng của bể phốt:

  1. Bảo vệ sức khỏe cho con người
  2. Giảm ô nhiễm môi trường
  3. Tuân thủ quy định về xử lý nước thải
  4. Tái sử dụng nước sau xử lý cho mục đích khác

2. Vai trò của bản vẽ bể phốt đạt tiêu chuẩn

Bản vẽ bể phốt chuẩn đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng bể phốt. Bản vẽ kỹ thuật sẽ cung cấp cho ta những thông tin chi tiết về kích thước về cấu trúc và các yếu tố kỹ thuật khác của bể phốt. Để xây dựng bể phốt chúng ta phải tuân thủ quy định về tiêu chuẩn TCVN 10334:2014 có đầy đủ thông tin về kích thước, mặt cắt, mặt bằng kết cấu… Những thông tin đó sẽ giúp nhà thầu thi công chính xác và không lãng phí tiền.

.Lợi ích của bản vẽ đạt chuẩn:

  • Đảm bảo tính chính xác trong quá trình xây dựng
  • Tối ưu hóa hiệu suất xử lý nước thải
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí xây dựng
  • Dễ dàng trong việc bảo trì và sửa chữa sau này

3. Các loại bể phốt phổ biến và đặc điểm

Bể phốt hay bể tự hoại có nhiều loại với số ngăn chứa khác nhau. Do vậy tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng thì ta thiết kế và thi công bể cho phù hợp. Thường có ba loại phổ biến nhất là bể phốt 1 ngăn, 2 ngăn và 3 ngăn. Trong đó mỗi loại, có, ưu và nhược điểm riêng.

Loại bể phốt Đặc điểm Ưu điểm Nhược điểm
1 ngăn Cấu trúc đơn giản, chỉ có một ngăn chứa Dễ xây dựng, chi phí thấp Hiệu quả xử lý thấp, cần thường xuyên hút bể
2 ngăn Có ngăn chứa và ngăn lọc Hiệu quả xử lý cao hơn bể 1 ngăn Cần diện tích lớn hơn, chi phí cao hơn
3 ngăn Có ngăn chứa, ngăn lọc và ngăn lắng Hiệu quả xử lý cao nhất, thời gian sử dụng lâu Cần diện tích lớn, chi phí xây dựng cao

Bể tự hoại 3 ngăn là loại được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam. Do hiệu quả xử lý cao, và thời gian sử dụng lâu dài. Cấu trúc của bể 3 ngăn cho phép quá trình xử lý diễn ra triệt để hơn với ngăn chứa để phân hủy chất thải, ngăn lọc để loại bỏ các chất ô nhiễm, và ngăn lắng để tách chất rắn trước khi thải ra môi trường.

4. Yếu tố quyết định đến kích thước bể phốt là gì

Kích thước bể phốt, phụ thuộc vào, nhiều yếu tố để đảm bảo hiệu quả xử lý và tuân thủ tiêu chuẩn xây dựng. Các yếu tố chính, ảnh hưởng đến, kích thước bể phốt bao gồm:

  1. Số người sử dụng: Số lượng người quyết định đến việc chứa nước thải cần xử lý hàng ngày.
  2. Lưu lượng chất thải: Lưu lượng phụ thuộc vào thói quen sử dụng nước hàng ngày của người sử dụng
  3. Thời gian lưu nước: Nếu thời gian chứa nước thải trong bể phốt càng lâu thì nước càng được xử lý tốt
  4. Tiêu chuẩn xây dựng: Tiêu chuẩn xây dựng bể phốt sẽ phụ thuộc vào từng địa phương hay khu vực khác nhau

Bảng tính toán kích thước bể phốt dựa trên số người sử dụng:

Số người sử dụng Thể tích bể (m³) Kích thước đề xuất (Dài x Rộng x Cao) (m)
1-5 2-3 1.8 x 1.2 x 1.5
6-10 3-5 2.4 x 1.5 x 1.8
11-15 5-7 3.0 x 1.8 x 2.0
16-20 7-9 3.6 x 2.0 x 2.2

(Lưu ý: kích thước này chỉ mang tính chất tham khảo và cần được điều chỉnh dựa trên điều kiện cụ thể của từng công trình.

5. Bản vẽ kỹ thuật, Ký hiệu và thông tin cơ bản

Bản vẽ kỹ thuật được sử dụng với nhiều ký hiệu và quy ước. Dùng để truyền đạt thông tin một cách chính xác và hiệu quả. Hiểu biết về các ký hiệu này sẽ giúp bạn đọc và diễn giải bản vẽ một cách chính xác hơn.

Các ký hiệu thường gặp trong bản vẽ bể phốt:

  • Đường nét liền đậm: Biểu thị cạnh nhìn thấy
  • Đường nét đứt: Biểu thị cạnh bị che khuất
  • Đường tâm: Biểu thị trục đối xứng
  • Mũi tên: Chỉ hướng dòng chảy
  • Chữ và số: Thể hiện kích thước và ghi chú

Bản vẽ kỹ thuật thường bao gồm ba loại hình chính:

  1. Mặt bằng: Mặt bằng thể hiện góc nhìn từ trên xuống của bể phốt, cho thấy kích thước tổng thể và bố trí các ngăn.
  2. Mặt cắt: Mặt cắt cung cấp thông tin về chiều cao và cấu trúc bên trong của bể phốt.
  3. Chi tiết: Bản vẽ chi tiết mô tả, các bộ phận cụ thể như vách ngăn, ống dẫn, hoặc bộ lọc….

Một số hình ảnh minh họa

Các ký hiệu thường gặp trong bản vẽ bể phốt Các ký hiệu thường gặp trong bản vẽ bể phốt Các ký hiệu thường gặp trong bản vẽ bể phốt Các ký hiệu thường gặp trong bản vẽ bể phốt Các ký hiệu thường gặp trong bản vẽ bể phốt

Thông tin cơ bản cần có trong bản vẽ bể phốt bao gồm:

  • Kích thước tổng thể và từng ngăn
  • Độ dày của tường và đáy bể
  • Vị trí và kích thước của ống dẫn vào/ra
  • Chi tiết về vách ngăn và bộ lọc
  • Thông tin về vật liệu xây dựng
  • Ghi chú và hướng dẫn đặc biệt

Tham khảo thêm dịch vụ hút bể phốt tại Cầu Giấy

6. Chi tiết bản vẽ bể phốt 3 ngăn tiêu chuẩn

6.1. Mặt bằng và kích thước tổng thể

Các ký hiệu thường gặp trong bản vẽ bể phốt

Mặt bằng bể phốt thể hiện góc nhìn từ trên xuống của toàn bộ cấu trúc. Bản vẽ này cung cấp thông tin về kích thước tổng thể và bố trí các ngăn chức năng của bể phốt 3 ngăn.

Thông tin chính trong bản vẽ mặt bằng:

  • Kích thước tổng thể của bể (chiều dài và chiều rộng)
  • Diện tích của từng ngăn (chứa, lọc, lắng)
  • Vị trí của vách ngăn
  • Vị trí ống dẫn vào và ra
  • Vị trí lỗ thông hơi

Các ký hiệu thường gặp trong bản vẽ bể phốt

Kích thước tổng thể phụ thuộc vào số người sử dụng và lưu lượng nước thải cần xử lý. Tỷ lệ diện tích, giữa các ngăn, thường là 2:1:1 cho ngăn chứa, ngăn lọc và ngăn lắng tương ứng.

6.2. Mặt cắt và cấu trúc các ngăn

Mặt cắt bể phốt cung cấp những thông tin về chiều cao và cấu trúc bên trong bể. Bản vẽ sẽ thể hiện độ sâu hố móng và chiều dày đáy và thành bể. Cũng như chi tiết về nắp đậy bể phốt.

Thông tin quan trọng trong bản vẽ mặt cắt:

  • Chiều cao tổng thể của bể
  • Độ sâu của từng ngăn
  • Chiều dày đáy và thành bể
  • Chi tiết về nắp đậy bể
  • Vị trí và độ cao của vách ngăn
  • Độ dốc của đáy bể (nếu có)
Mặt cắt bể phốt
Mặt cắt bể phốt

Cấu trúc các ngăn được thiết kế để tối ưu hóa quá trình xử lý. Ngăn chứa thì có thể tích lớn nhất và để phân hủy chất thải. Còn ngăn lọc thì chứa vật liệu lọc và để loại bỏ các chất ô nhiễm. Tiếp đến ngăn lắng chất rắn lắng xuống trước khi nước thải được thải ra môi trường.

6.3. Hệ thống ống dẫn và thông hơi

Hệ thống ống dẫn hơi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dừng và hoạt động của bể phốt. Bản vẽ sẽ thể hiện của các ống dẫn vào, ống dẫn ra và ống thông hơi.

Thông tin chính về hệ thống ống dẫn:

  • Đường kính ống dẫn vào và ra
  • Độ dốc của ống dẫn (thường từ 1-2%)
  • Vị trí lắp đặt ống dẫn trên mỗi ngăn
  • Chiều cao đặt ống so với đáy bể
  • Vật liệu làm ống thường là PVC
Hệ thống ống dẫn và thông hơi
Hệ thống ống dẫn và thông hơi

Ống thông hơi có chức năng thoát khí sinh ra trong quá trình phân hủy chất thải. Vị trí lắp đặt thường ở ngăn chứa và có đường kính nhỏ hơn ống dẫn chính.

Lưu ý quan trọng về hệ thống ống dẫn:

  1. Đảm bảo độ kín để ngăn mùi hôi thoát ra ngoài
  2. Sử dụng các khớp nối linh hoạt để tránh rò rỉ do lún nền
  3. Lắp đặt van một chiều ở ống dẫn ra để ngăn nước chảy ngược
  4. Bố trí ống thông hơi cao hơn mái nhà để tránh mùi khó chịu

6.4. Cấu tạo vách ngăn và bộ lọc

Vách ngăn và bộ lọc là các thành phần quan trọng trong cấu trúc bể phốt 3 ngăn. 

Thông tin về vách ngăn:

  • Vật liệu làm vách ngăn (thường là bê tông cốt thép)
  • Chiều dày vách ngăn
  • Chiều cao vách ngăn so với đáy bể
  • Vị trí lỗ thông giữa các ngăn
Cấu tạo vách ngăn
Cấu tạo vách ngăn

Thông tin về bộ lọc:

  • Loại vật liệu lọc sử dụng (đá, sỏi, than hoạt tính)
  • Kích thước và độ dày của từng lớp vật liệu lọc
  • Vị trí đặt bộ lọc trong ngăn lọc
  • Cấu trúc hỗ trợ cho bộ lọc (nếu có)
Thông tin về bộ lọc
Thông tin về bộ lọc

Vách ngăn có chức năng phân chia các khu vực xử lý trong bể phốt. Bộ lọc có chức năng giúp loại bỏ các chất ô nhiễm còn sót lại sau quá trình phân hủy trong ngăn chứa.

Bảng so sánh vật liệu làm vách ngăn:

Vật liệu Ưu điểm Nhược điểm
Bê tông cốt thép Độ bền cao, chống thấm tốt Chi phí cao, khó sửa chữa
Gạch xây Chi phí thấp, dễ thi công Độ bền thấp hơn, có thể bị thấm
Tấm nhựa composite Nhẹ, dễ lắp đặt Giá thành cao, có thể bị biến dạng

 

7. Vật liệu xây dựng và yêu cầu kỹ thuật

Vật liệu xây dựng đóng vai trò quyết định trong độ bền bể phốt. Lựa chọn vật liệu phù hợp giúp đảm bảo chất lượng công trình và tuân thủ các tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn với môi trường.

Các vật liệu chính sử dụng trong xây dựng bể phốt:

  1. Bê tông: Bê tông được sử dụng cho đáy và thành bể để đảm bảo độ chắc chắn và chống thấm.
  2. Gạch: Gạch có thể được dùng để xây thành bể
  3. Thép: Thép cốt tăng cường độ bền cho kết cấu bê tông.
  4. Xi măng: Xi măng chống thấm được sử dụng để tránh rò rỉ nước thải
  5. Vật liệu lọc: Đá, sỏi, than hoạt tính.

Yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu:

  • Độ bền cao và khả năng chịu ăn mòn tốt
  • Khả năng chống thấm hiệu quả
  • Tuân thủ tiêu chuẩn môi trường và an toàn
  • Phù hợp với điều kiện địa chất và khí hậu địa phương

Chất lượng vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của bể phốt cũng như công trình. Việc lựa chọn vật liệu phù hợp giúp giảm thiểu chi phí bảo trì và sửa chữa trong tương lai.

8. Thiết kế móng và ảnh hưởng của yếu tố địa chất

Thiết kế móng là yếu tố quan trọng trong xây dựng bể phốt. Móng bể phốt phải chịu được tải trọng của bể và áp lực nước. Yếu tố địa chất là nguyên nhân ảnh hưởng đáng kể đến việc thiết kế và thi công móng.

Các yếu tố địa chất cần xem xét:

  1. Loại đất nền
  2. Độ ẩm của đất
  3. Mực nước ngầm
  4. Khả năng lún của đất

Thiết kế móng chúng ta cần dựa trên kết quả khảo sát địa chất và độ sâu hố móng. Và kích thước của bể phốt.

Các loại móng phổ biến cho bể phốt:

  1. Móng băng: Phù hợp với đất nền ổn định
  2. Móng bè: Thích hợp cho đất yếu hoặc có nguy cơ lún
  3. Móng cọc: Sử dụng khi đất nền rất yếu hoặc có mực nước ngầm cao

9. Nắp đậy bể phốt sự an toàn và bảo trì

Nắp đậy bể phốt đóng vai trò quan trọng trong an toàn. Nắp đậy cần đảm bảo khả năng chịu lực và dễ dàng tiếp cận cho việc kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ. Để tránh trường hợp bể phốt bị nghẹt chúng ta lại phải đi thông. Khi gặp sự cố nghẹt cống có thể tự thông hoặc liên hệ các đơn vị thông cống nghẹt để xử lý

Yêu cầu đối với nắp đậy bể phốt:

  1. Khả năng chịu lực cao
  2. Chống thấm nước
  3. Dễ dàng tháo lắp để bảo trì
  4. An toàn cho người sử dụng

Các loại nắp đậy phổ biến:

  1. Nắp bê tông: Bền chịu lực tốt nhưng nặng và khó tháo lắp
  2. Nắp composite: Nhẹ dễ tháo lắp nhưng chi phí cao hơn
  3. Nắp gang: Chịu lực tốt bền nhưng dễ bị ăn mòn

Lưu ý : Việc lựa chọn nắp đậy phù hợp giúp đảm bảo an toàn sử dụng và thuận tiện trong quá trình bảo trì bể phốt.

10. Lưu ý quan trọng khi áp dụng bản vẽ kích thước bể phốt vào thực tế

Bản vẽ bể phốt 3 ngăn đạt tiêu chuẩn sẽ hướng dẫn chi tiết cho chúng ta việc xây dựng. Tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế ta cần lưu ý một số điểm quan trọng:

  1. Điều chỉnh kích thước: Kích thước trong bản vẽ có thể cần điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế của công trình hay không.
  2. Xem xét yếu tố địa chất: Điều kiện đất nền có thể ảnh hưởng đến viết thiết kế móng và cấu trúc bể.
  3. Lựa chọn vật liệu: Vật liệu xây dựng cần được lựa chọn kỹ dựa trên tính sẵn có và phù hợp với điều kiện địa phương.
  4. Tuân thủ quy định địa phương: Quy định xây dựng có thể khác nhau giữa các địa phương, cần được xem xét kỹ lưỡng.
  5. Tham khảo ý kiến chuyên gia: Sự tư vấn của chuyên gia có thể giúp gia đình bạn tối ưu hóa về thiết kế và chi phí và tránh các sai sót trong quá trình xây dựng.
  6. Đảm bảo thi công đúng kỹ thuật: Quá trình thi công cần tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo chất lượng công trình và cho công nhân
  7. Kiểm tra và bảo trì định kỳ: Việc kiểm tra và bảo trì giúp phát hiện các vấn đề tiềm ẩn và kéo dài tuổi thọ của bể phốt.

Bản vẽ kích thước bể phốt 3 ngăn đạt tiêu chuẩn là điều rất quan trọng trong việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiệu quả.

Việc hiểu và áp dụng đúng bản vẽ, giúp đảm bảo, chất lượng công trình và tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường. Người sử dụng cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố liên quan để có được một bể phốt hoạt động hiệu quả và bền vững.