Tiêu chuẩn kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật 2023

Trong thiết kế nhà vệ sinh, đặc biệt là các nhà vệ sinh công cộng, khu vực nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật là rất quan trọng và không thể thiếu. Để thi công dễ dàng hơn, các tiêu chuẩn kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật đã được quy định cụ thể tại Quyết định 04/2012/QĐ-BXD. Theo các tiêu chuẩn này, bạn sẽ có thể xây dựng đúng chuẩn nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật một cách dễ dàng. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này trong bài viết sau nhé!

Tiêu chuẩn kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật theo quy định

Kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật
Kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Tiêu chuẩn diện tích nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Theo quy định tại quyết định 04/2012/QĐ- BXD, diện tích nhà vệ sinh cho người khuyết tật phải đáp ứng 2 kích thước sau:

Trong trường hợp có lối vào thẳng cho người khuyết tật đi xe lăn, diện tích không gian nhà vệ sinh tối thiểu là 1900mm x 1000mm (cho cửa mở ra ngoài) và 2700mm x 1000mm (cho cửa mở vào trong).

Trong trường hợp có lối vào song song cho người khuyết tật đi xe lăn, diện tích của nhà vệ sinh không nhỏ hơn 1500mm x 1450mm.

Chú ý rằng, diện tích thiết kế trong nhà vệ sinh bao gồm cả không gian cho các vật dụng như tay vịn, hộp đựng giấy vệ sinh, lối đi, khu vực trống hoặc các đồ dùng khác và khu vực dành cho xe lăn di chuyển.

>>> Xem thêm: thong cong nghet quan 8 giá chỉ 100k

Tiêu chuẩn về bệ xí nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Đối với bệ xí trong nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật sẽ có kích thước như sau, khoảng cách từ bệ xí tới mặt sàn từ 400 – 450 mm. Khoảng cách tối thiểu từ mép trước của bệ xí cho tới mặt tường phía sau của nhà vệ sinh là 760mm. Khoảng cách tối thiểu từ trục đặt bệ xí đến mặt tường bên xa nhất là 460 mm.

Tiêu chuẩn về hộp đựng giấy nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Theo tiêu chuẩn kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật, hộp đựng giấy vệ sinh được đặt cách mép trước bệ xí một khoảng cách là từ 180- 230 mm và cách mặt sàn với khoảng cách tối thiểu là 400 mm và tối đa là 1200 mm.

+ Nếu lắp hộp giấy phía tay vịn, nó sẽ cách tay vịn tối thiểu một khoảng là 40 mm.

+ Nếu lắp hộp giấy phía trên tay vịn, nó sẽ cách tay vịn một khoảng không nhỏ hơn 300 mm.

Tiêu chuẩn về tay vịn nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Kích thước nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật riêng về tay vịn được quy định như sau:

  • Tay vịn nằm ngang phải được lắp đặt xung quanh bệ xí cho người khuyết tật với chiều dài tối thiểu 1000mm nằm ngang trên mặt tường bên và cách mặt tường phía sau tối thiểu 300mm. Độ cao lắp đặt là 900mm. Tay vịn nằm ngang ở mặt tường sau phải có chiều dài tối thiểu là 600mm và độ cao lắp đặt là 900mm.

  • Tay vịn đứng thứ nhất được bố trí cách mép trước bệ xí 300mm và khoảng cách với đường trục bệ xí là 250mm. Tay vịn thẳng đứng thứ hai được bố trí cách đường trục bệ xí 450mm và cách tường hơn so với bệ xí. Tay vịn thẳng đứng được lắp đặt ở độ cao từ 850-1300mm tính từ mặt sàn. Cũng có thể bố trí tay vịn thẳng đứng từ mặt sàn tới trần.

  • Đối với phòng vệ sinh có chiều dài từ 1400mm đến 1500mm và chiều rộng 900mm, nếu tay vịn nằm ngang được bẻ xiên một góc 30 độ hoặc 45 độ với chiều dài 700mm thì không cần lắp đặt tay vịn thẳng đứng.

  • Nếu phòng vệ sinh có bồn tiểu thì phải có tay vịn dành cho người khuyết tật. Độ cao lắp đặt bồn tiểu dạng ngồi hoặc gắn vào tường không được cách mặt sàn lớn hơn 400mm.

>>> Xem thêm: Thong cong nghet Binh Chanh Sạch 100% – [Bảo Hành 3 năm]

Một số mẫu nhà vệ sinh cho người khuyết tật hiện nay

Một số mẫu nhà vệ sinh cho người khuyết tật Một số mẫu nhà vệ sinh cho người khuyết tật Một số mẫu nhà vệ sinh cho người khuyết tật Một số mẫu nhà vệ sinh cho người khuyết tật Một số mẫu nhà vệ sinh cho người khuyết tật Một số mẫu nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Đó là những tiêu chuẩn về kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật. Hy vọng bạn có thể hiểu hơn về những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ phía trên.